Ngành kỹ thuật xây dựng là gì

Ad Blocker Detected

Our website is made possible by displaying online advertisements to our visitors. Please consider supporting us by disabling your ad blocker.

Ngành kỹ thuật xây dựng là gì?

Aloxaydung: Bên cạnh ngành xây dựng là gì thì ngành kỹ thuật xây dựng là gì cũng khiến nhiều người quan tâm thắc mắc hiện nay. Nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn về ngành này trong xã hội, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một số thông tin hữu ích ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm>>

Ngành kỹ thuật xây dựng là gì?

Ngành kỹ thuật xây dựng là một trong những lĩnh vực kỹ thuật, có liên quan đến kế hoạch, thiết kế, thi công, quản lý và hoàn thiện các công trình khác nhau như nhà ở, đường xá, cầu, sân bay, bến cảng, đường hầm,…Các dự án công trình này muốn thực hiện phải có kiến thức, nguyên tắc, thủ tục kinh doan cũng như luật pháp và những mối quan hệ giữa các bên của dự án.
Ngành xây dựng muốn thành công phải có sự gắn kết và hội tụ của nhiều yếu tố khác nhau, từ người quản lý dự án, kỹ sư thực hiện, kỹ sư giám sát, kiến trúc sư,…
Nói như vậy để thấy sự gắn kết của các nhân tố này đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động xây dựng. Đây cũng được xem là một trong những đặc thù của ngành xây dựng mà không phải ngành nào cũng giống.

ky-thuat-xd
Ảnh: Ngành kỹ thuật xây dựng là gì

Trong kỹ thuật xây dựng, kỹ sư xây dựng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, bởi nhân tố này có quyết định rất lớn đến kỹ thuật của các hạng mục công trình, đảm bảo sự thành công cho các hạng mục này.
Kỹ sư xây dựng sẽ tiến hành tham gia vào các giai đoạn như khảo sát mặt bằng, vị trí xây dựng, địa chất công trình… Đồng thời, tham gia vào giai đoạn thiết kế sơ bộ, thiết kế bản vẽ thi công, kiểm soát và phải đảm bảo được chất lượng công trình đạt chuẩn trong quá trình xây dựng.
Tất nhiên, kỹ sư xây dựng cũng đảm nhiệm vai trò tư vấn, kiểm tra vật liệu, chất lượng bê tông, tham gia vào việc lập và theo dõi tiến độ dự án. Một số dự án công trình, kỹ sư còn đóng vai trò là người đảm nhiệm việc đo bóc khối lượng dự toán, thẩm định giá công trình,…

Thực trạng xã hội và vai trò ngành kỹ thuật xây dựng

Ngành Kỹ thuật Xây dựng các hạng mục công trình khác nhau hiện nay được đánh giá là bộ phận quan trọng trong việc góp phần sự phát triển kinh tế của đất nước.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xây dựng các hạng mục công trình xã hội ngày càng lớn. Theo Quy hoạch Phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 của chính phủ, nhân lực trong khối ngành xây dựng sẽ tăng từ 2,9 triệu người năm 2010 lên đến khoảng 8 – 9 triệu người năm 2020.

xay-dung-ui-dat
Ảnh minh họa: Khu vực chuẩn bị thi công xây dựng

Một con số thực sự biết nói. Bên cạnh các vị trí cán bộ kỹ thuật trong cơ quan nhà nước về quy hoạch giao thông, hạ tầng kỹ thuật, kỹ sư kỹ thuật xây dựng các hạng mục đóng vai trò rất quan trọng.
Theo đó, kỹ sư tư vấn trong các doanh nghiệp khối tư nhân, ngoài nước, kỹ sư thi công, giám sát công trình, quản lý dự án xây dựng, nghiên cứu giảng dạy đang rất cần.

Kỹ thuật xây dựng trong thời đại mới đảm nhận:

• Xây dựng, sửa chữa và nâng cấp các hạng mục công trình khác nhau, giải quyết vấn đề cần thiết của xã hội.
• Tư vấn, giám sát, phản biện lại các vấn đề kỹ thuật xây dựng trong quá trình thực hiện công trình.
• Khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng phù hợp với nhu cầu, mục đích, điều kiện của con người và xã hội.
• Tiến hành tổ chức, quản lý thi công các công trình xây dựng diễn ra đúng tiến độ, kỹ thuật, yêu cầu.

ky-thuat-xay-dung-alo
Ảnh: Kỹ sư xây dựng tính toán lên kế hoạch xây dựng

Ngành kỹ thuật xây dựng và cơ hội nghề nghiệp?

Bên cạnh khái niệm ngành kỹ thuật xây dựng là gì thì nhiều người thắc mắc không biết có nên học kỹ thuật xây dựng không. Nếu học thi cơ hội và tiềm năng nghề nghiệp như thế nào.
Có thể thấy, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng là điều tất yếu của một đất nước hiện đại. Hiện nay, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trong khối ngành xây dựng đang nhìn thấy rất rõ. Lựa chọn học kỹ thuật xây dựng sẽ có sơ hội để phát triển nghề nghiệp. Đó là chưa nói đến việc, ngành kỹ thuật xây dựng có rất nhiều “đất diễn”, sau khi tốt nghiệp bạn hoàn toàn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau trong xã hội với mức lương mong muốn.
Theo đó, bạn có thể làm việc tại các công trình (kỹ sư giám sát, kỹ sư quản lý chất lượng, chuyên viên phát triển sản phẩm,…), làm việc tại các văn phòng (chuyên viên quản lý phòng kế hoạch dự án, phòng quản lý chất lượng đơn vị thi công, tư vấn xây dựng ở các xí nghiệp, đo vẽ hiện trạng, trắc địa công trình, khảo sát địa chất công trình,…. ). Nói tóm lại là có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp mở ra khi bạn chọn kỹ thuật xây dựng làm tiền đề cho sự phát triển sự nghiệp.
Với những chia sẻ về ngành kỹ thuật xây dựng là gì trên đây, chúng tôi hi vọng quý bạn đọc sẽ hiểu hơn về những băn khoăn thắc mắc trong lòng. Đồng thời, bổ sung thêm cho mình vốn kiến thức bổ ích và sự lựa chọn đúng đắn cho con em, người thân, bạn bè và chính bản thân mình! Chúc bạn thành công!

Nguồn: Ngành kỹ thuật xây dựng là gì

Theo aloxaydung.com